Tìm kiếm khách sạn giá tốt

Thứ Tư, 18 tháng 6, 2008

Thuyết điểm 5

Kinh doanh là một chuỗi công việc mà cái cuối cùng là tạo ra lợi dụng . Và giá trị cuối cùng chúng ta cần đạt được là một kết quả đã được biết trước . Có thể điều này được Harold Geneen - một nhà quản lí hàng đầu của nước Mỹ đã kết luận rồi . Toàn bộ bài giảng về Quản trị kinh doanh tóm lại trong ba câu :

- Người ta đọc một cuốn sách từ đầu đến cuối .

- Người ta lãnh đạo doanh nghiệp theo chiều ngược lại .

- Nghĩ là bắt đầu công việc từ cuối và sau đó làm mọi việc có thể để đi đến kết quả cuối .

Nhưng thực tế trong xu thế toàn cầu hóa và phẳng như hiên nay thì kinh doanh giống như việc chèo một con thuyền ra biển khơi . Lúc sóng to , lúc gió lớn , gặp đá ngầm ... đôi khi gặp cả sóng to , gió lớn và đá ngầm ... Và nhiều lắm khi thuyền đi trong sóng yên gió lặng ....

Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ đưa ra trường hợp công việc kinh doanh lúc đang khó khăn . Làm sao để vượt qua lúc khó khăn ấy. Đó là lí do tôi đưa ra thuyết điểm 5 .

Dẫn nhập :

Trong chương trình học phần tại các học kì đại học . Để qua một môn nào , điểm chúng ta phải đạt được là 5. Đó là một số điểm trung bình nào một sinh viên cũng có thể dễ dàng vượt qua ... Nhưng với những sinh viên lười học thì 5 điểm là cực kì khó khăn.





Thứ Sáu, 13 tháng 6, 2008

Từ chứng khoán đến ... số đề (phần 2)


Xem phần 1
Đến chứng khoán - "con quái vật mới "
Khi viết đến phần này , chứng khóan Việt Nam tăng điểm trở lại sau hơn 25 phiên mất điểm liên tiếp . Nhưng trong phạm vi bài viết với chủ đề là nghĩ nên tôi không tích kĩ thuật của thị trường chứng khoán ( và cũng không đủ khả năng làm việc đó ) .
Tôi chỉ bàn về khía cạnh tính minh bạch của thị trường này . Tất cả thông tin của thị trường có thực sự đúng và được một cơ quan một độc lập kiểm chứng . Và cơ quan độc lập đó có thực đủ quyền để làm việc "nguy hiểm" này .
Sau hơn nửa năm mất điểm khá trầm trọng , các "chuyên gia" cho rằng chứng khóan đang về ... giá trị thật của nó . Vậy giá trị thực của một công ty là như thế nào ? Chẳng lẽ lâu nay trong cơn say chứng khoán bây giờ người ta mới tỉnh ...
Và không ít "chuyên gia " kinh tế Việt Nam đang hô hào chứng khoán đang vận hành theo qui luật "cung cầu " ... Nên việc rớt giá thê thảm hiện nay là do các Công ty IPO quá nhiều và dày đặt .... dẫn đến thị trường bội thực ...
Câu hỏi đặt ra là "Thị trường chứng khoán là gì ? "
Theo từ điển Wikipedia, chứng khoán là một giá trị tài chính đại diện bằng lãi suất có thể thỏa thuận và có thể thay thế. Nói chung, chứng khoán gồm hai loại là chứng khoán cổ phần (equity securities) và chứng khoán nợ (debt securities). Ngoài ra còn có loại chứng khoán lai giữa hai loại trên. Ở các nền kinh tế phát triển, loại chứng khoán nợ là thứ có tỷ trọng giao dịch áp đảo trên các thị trường chứng khoán. Còn ở những nền kinh tế kém phát triển, nơi mà thị trường chứng khoán mới được thành lập, thì loại chứng khoán cổ phần lại chiếm tỷ trọng giao dịch lớn hơn. Điều này giải thích tại sao ở Việt Nam cuối thập niên 1990 và đầu thập niên 2000, thị trường chứng khoán được nhiều người hiểu là nơi trao đổi các cổ phiếu.Công ty hay tổ chức phát hành chứng khoán được gọi là đối tượng phát hành. Chứng khoán có thể được chứng nhận bằng một tờ chứng chỉ (certificate), bằng một bút toán ghi sổ (book-entry) hoặc dữ liệu điện tử.
Do đó , rất nhiều nhà "đầu tư" nước nhà cứ nghĩ là giống như chuyện mớ rau mớ cá ngoài chợ ... tôi mua 2 đồng thì bán lại cũng được 2.5 đồng .... đều có lời hết (?!) . Nên lúc đó nhà nhà chơi chứng khóan ... vì lợi nhuận nhanh . Và họ đâu biết đâu biết rằng , họ đang là con mồi béo bở và ngây thơ cho những con quái vật trong nền kinh tế " hỗn loạn" nhân tính . Nhưng ít ai biết rằng , chứng khóan vận hành theo qui luật lợi nhuận kì vọng . Nghĩa là khi một nhà đầu tư kì vọng sự phát triển của công ty nào đó ,thì họ sẽ mua chứng khoán của công ty đó với hi vọng giá trị cổ phần của mình sẽ được nâng lên trong tương lai . Người ta đang nghi ngờ , các tổ chức tài chính , công ty chứng khóan ... đang liên kết gây thiệt hại cho nhà đầu tư . Nhưng nguồn tin này chưa có cơ sở kiểm chứng tính xác thực của nó . Có một điều là sự khó hiểu của nó thì ai cũng biết và biết bao nhà đầu tư phải bán nhà , tài sản để trả nợ cho chứng khóan ... Kết luận : Số đề ai cũng biết nó được quay số như thế nào , người ta thấy tận mắt và cũng có một số vụ làm xiếc nhưng đã bị công an phát hiện . Chứng khóan thì không ai biết họ chỉ biết tin vào sự "độ lượng " của các nhà "kinh doanh" lỗi lạc của Việt Nam đang cõng những rắn ngoại về hút máu Việt Nam ....
*Bài viết trên thể hiện quan điểm của tác giả , không đà phá cho một tổ chức nào ! Nếu có thắc mắc xin liên hệ .Trân trọng !



Thứ Hai, 9 tháng 6, 2008

Từ chứng khoán đến ... số đề .(phần 1)



Nhân chuyện thị trường chứng khoán Việt Nam rớt giá thế thảm ... chỉ trong vòng chưa đến 6 tháng VN-index đã mất khoảng 60% . Hôm thứ ba vừa qua , chỉ số này còn khoảng 373 điểm , còn đồng đôla đang ngược dòng tăng chóng mặt . Người ta đang trông chờ từ thông điệp rõ ràng của chính phủ ....


Mặc cho Ngân hàng nhà nước đang đưa những biện pháp chống đầu cơ ngoại tệ như không bán ngoại tệ cho cá nhân ... nhưng cũng không ngăn được sự tăng giá "khó hiểu" này ...

Nhưng trong bài viết này , tôi chỉ đề cập đến sự may rủi của vấn đề . Xưa nay , người ta vẫn hay mộ đạo việc liều lĩnh trong kinh doanh . Nhưng ít ai biết rằng , việc liều lĩnh này nằm trong sự tính toán của các nhà đầu tư . Nó không thuộc về sự liều lĩnh trong cương vị như một canh bạc đơn thuần .

Chuyện số đề ...
..... ngày xưa ...
Cái chuyện số đề thì nó ra đời khi nào thì cũng chưa có một cuốn sách nào thực sự chắc chắn về điều đó . Nhưng người ta chỉ chắc chắn rằng nó xuất phát từ Trung Hoa xưa và nó được du nhập vào Việt Nam bằng sự đón nhận nồng nhiệt . Bởi lắm kẻ ngồi không muốn ăn bát vàng . Miền Nam trước năm 1975 , người ta không thể nào cấm đoán chuyện xổ số nên người ta chỉ cho xổ sổ một tháng một lần . Nhưng những người nghiện xổ sổ thì không muốn thế ! Họ luôn muốn trong nhà có đồng tiền ra vô nhưng không muốn làm gì cả ngoài việc nghiên cứu "lô đề học " ...
Có "cầu" ắt có "cung" ... các "đầu nậu" số đề đã nhanh chóng thỏa mãn nhu cầu của các tín đồ "đỏ đen" . Hồi đó , việc quay số cũng không khác gì bây giờ nhưng nhà cái nghĩ ra cách quay số tiên tiến hơn và không bao giờ đụng hàng . Buổi sáng , nhà cái bốc 2 con số bỏ vào trong cái giỏ kín . Sau đó đem treo trước nhà cho nó ... công bằng (!?) . Sau khi đặt số hơi bị "ngẫu nhiên" xong xuôi , các đệ tử có thể tha hồ đặt số ... Đến chiều , khi tụ tập đông đủ mọi người , nhà cái bắt đầu lấy cái giỏ xuống thông báo số nào sẽ "về" hôm nay . Bao nhiêu cái ồ lên , tiếc nuối vì mình chưa may lắm . Cái trò này mà dụ được rất nhiều đệ tử mê "đỏ đen" . Và cũng không biết bao gia đình tan nát vì cái xổ số quái dị này .....
Mà thời đó , người ta kháo nhau tập luyện sao ra được "con mắt thứ ba" đế nhìn thấu ... con số treo trên giỏ .
...........và ngày nay .
Chuyện đỏ đen sau bao thập kỉ du nhập vào Việt Nam , nay nó đã phát trên đến mức pờ-rô . Tôi không bàn đến tính hợp pháp của nó vì nó còn có quá nhiều hệ lụy phải giải thích . Nhưng chuyện đánh số đề hôm nay có quá nhiều cái để bàn ... Ngày xưa , người ta nghiên cứu âm dương ngũ hành , mai hoa dịch số ... để nghiên cứu vận mệnh , phong thủy , hướng nhà .... Giờ người ta nghiên cứu nó để đánh số đề ...
Rất nhiều phương pháp được rút ra từ thực tiễn của các đệ tử này . Như qui luật cái đồng hồ , qui luật 12 con giáp , định luật không có gì chắc chắn , nguyên lí cơ bản về sự theo đuổi ... tôi ấn tương nhất là phương pháp xác xuất trên chuỗi số mà tôi có dịp được thụ giáo bởi một SV BK (Đà Nẵng ) .
Nhưng những qui luật đó đúng không thì không lấy gì đảm bảo nhưng tôi chắc chắn một điều tất cả con ma "đề" đều nhẵn túi cùng những con số ....
Đến chứng khóan - "con quái vật mới "
Xem tiếp phần 2

Thứ Năm, 5 tháng 6, 2008

Sự "khốn nạn" trong kinh doanh tại Việt Nam ( phần 2)

Xem phần 1
.... đến lợi thế độc quyền ...
Nhắc đến độc quyền , không người nào không còn ấm ức cái vụ ông điện thoại "tung hoành" ngang dọc bờ cõi khi Vietel chưa ra đời .
Ông VNPT lúc đó là đứa con độc nhất của làng điện thoại Việt Nam . Ông ngang nhiên than lỗ với quốc dân dù giá cước điện thoại ở trên trời ... Bài ca "than" Quảng Ninh ông hay hát và liền sau đó ông tăng giá để bù lỗ .... Nhân viên của ông thời đó thì ngồi trong mát hưởng bát vàng ... Nhưng khi "chú nhóc " Vietel ra đời thì chuyện hoàn toàn trái ngược ... Giá rẻ và giảm đến mức không tới một nửa giá ngày xưa nhưng vẫn còn có lời ....
Nhưng ông anh cả VNPT , thể hiện ngay mình là kẻ "vô văn hóa" trong kinh doanh vốn được tích lũy bao nhiêu năm độc quyền . Không đấu nối mạng lẫn nhau ,khách hàng Vietel thời kì đầu mà gọi sang mạng của VNPT được là chết liền .... Hai ông đấu đá nhau ....khách hàng hưởng trọn bộ .... Nhưng "chú nhóc" Vietel có vẻ có văn hóa hơn nên nhờ đến sự giúp đỡ của cha đẻ mình là ông Bộ quốc phòng nhờ can thiệp .... Nhưng mọi chuyện cũng ì xèo một thời gian mới giải quyết xong ...
Tôi nhớ rõ cái câu mà một vị quan chức cấp cao của VNPT tố Vietel bán phá giá ... Phá đâu không thấy chỉ thấy càng lúc khách hàng được lợi nhiều hơn ....
Đó là chuyện bị lộ tẩy chứ những cái chuyện "ngàn năm giấu kín " như ở Hiệp hội ôtô Việt Nam , ông điện lực Việt Nam thì càng tệ hại hơn . Một chính sách tốt của nhà nước bị mấy "ông" này gặm nhấm thành củ khoai thối cho dân Việt Nam . Cái ông ô tô này sau chục năm bộ tài chính "nuôi nấng" nay trưởng thành chuyển sang "giận" cả bộ tài chính vì cái tội giảm thuế nhập khẩu nguyên chiếc mà không báo trước . Thử hỏi sau bao năm , ngành chế tạo ô tô Việt Nam đã lùi được bao nhiêu bước rồi . Chắc ai cũng rõ hết ... trừ mấy ông VAMA ....
Ông điện lực thì ôi thôi ... Bài ca cúp điện triền miên dù được "nghiêm túc" "kiểm điểm " và không khắc phục nên chuyện cúp điện năm nay dày đặt hơn năm ngoái . Mặc nhiên đem tiền quốc gia đi đầu tư những miếng võ "tay trái" . Còn nghiên cứu tập trung phát triển điện hạt nhân ... Làm như điện hạt nhân dễ xơi lắm ... Và một điều tối kị nữa trong kinh doanh là tình cảm . "Chúng tôi đầu tư vào resort ở Lăng Cô ( Huế) là vị các vị lãnh đạo tỉnh mời mọc nhiệt tình quá (!?) "....
Xem tiếp phần 3

Thứ Tư, 4 tháng 6, 2008

Nhận xét về việc công bố thông tin của các công ty đang niêm yết trên TTCK Việt Nam

Các doanh nghiệp đang niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE và HASTC hiện nay chủ yếu công bố các thông tin tài chính, hay tình hình hoạt động của mình thông qua các website của các công ty chứng khoán , hay của sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, và Tp Hồ Chí Minh. Chỉ một số ít công ty là công bố trên website của mình, còn lại đa số website của các công ty cập nhật quá chậm, nhiều website không thể truy cập được. Các công ty đã được niêm yết chính thức đã như vậy, còn các công ty ở sàn OTC thì việc công bố thông tin của công ty mình chắc chắn còn tệ hơn. Các thông tin về cổ phiếu OTC được biết đến nhiều nhất có lẽ là giá của cổ phiếu đó, còn tình hình hoạt động, hay các kế hoach của công ty đều không được biết đến, một ít được biết qua báo chí, còn lại có khi chỉ là tin đồn trên các diển đàn internet. Điều này chỉ có thể đem lại lợi ích cho một số ít kẻ tung tin đồn, bóp méo sự thật về tình hình hoạt động của công ty. Qua đó, ta có thể thấy được tình hình việc công bố thông tin doanh nghiệp trong phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay , cũng như chứng khoán OTC là rất yếu, và thiếu.

Vấn đề của Việt Nam là hầu hết thông tin về tài chính và tiền tệ, và doanh nghiệp nhà nước nếu có đều bị độc quyền, không được công bố chính thức và cập nhật. Vì thông tin không được công bố, không được rà soát đánh giá khoa học và độc lập cho nên sự tin cậy của chúng, và giá trị của chúng nếu có cũng rất hạn chế. “ Đó là lời nhận xét trên báo Lao Động, và nó vẫn còn đúng cho tình hình hiện nay và có lẽ là thời gian sau này nữa.

Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, chúng ta cũng phải biết rằng có một số công ty kinh doanh không tốt, hoặc đang mắt phải một số vướng mắc nào đó về tài chính mà không tiện nói ra, buộc lòng họ phải bưng bít thông tin, hoặc tung các tin đồn nhằm đánh lạc hướng sự thật.

Tôi từng biết một công ty chuyên về xuất khẩu nông sản có tổng công ty ở Hà Nội. Sau một thời gian làm ăn thua lỗ, nợ nần hầu hết ở tất cả các ngân hàng, tiền trả lương cho nhân viên cũng rất khó khăn, chắc chắn sẽ phá sản trong nay mai. Nhưng ban giám đốc đã đề ra một giải pháp nhằm cứu vãn tình thế, đó là cổ phần hoá công ty. Một đoàn kiểm toán được mời về, tổ chức tiệc tùng , phong bì… tất cả đều mong đoàn kiểm toán đó sẽ nâng cao các giá trị tài sản của công ty đang có lên nhiều lần, mà chủ yếu là nhà xưởng, đất đai, chứ tiền mặt thì không còn nữa rồi. Tuy nhiên tin buồn là dù đã cố gắng định giá rất cao cho các loại tài sản, nhưng sau khi trừ đi các khoản nợ, thì công ty đó chỉ còn lại 1 tỷ đồng, không thể cổ phần hoá được. Đó chỉ là một trong rất nhiều công ty nhà nước làm ăn thua lỗ muốn cứu vãn tình thế của công ty mình. Nhưng không phải công ty nào cũng xui xẻo như công ty đó cả. Chúng ta hãy thử suy nghĩ nếu công ty đó được cổ phần hoá thì sao nhỉ? Vào đầu năm 2007, TTCK như một bong bóng phình to, cổ phiếu cũng tăng giá trị lên gấp vài lần, thì công ty đó cũng sẽ nằm trong số cổ phiếu lên giá theo. Như vậy công ty đó dù làm ăn thua lỗ nhưng cổ phiếu vẫn có giá cao, và họ lại tiếp tục có vốn để kinh doanh, hoặc là để ăn chia với nhau. Rồi ai sẽ gánh chịu cho những khoản lỗ tiếp theo của họ? Đó chính là các NĐT mua cổ phiếu sau cùng mà không được biết gì hết về tình hình kinh doanh của các công ty đó. Và tôi tin chắc chắn sẽ có không ít công ty như công ty trên đang niêm yết trên sàn chính thức, hay sàn OTC.

Ở đây, chúng ta cũng phải xét đến vai trò của các tổ chức kiểm toán. Liệu các tổ chức này có đảm bảo kiểm toán một cách chính xác hay không? Các nhân viên kiểm toán của họ có đảm bảo về mặt đạo đức, sự liêm khiết trong việc kiểm toán tình hình tài chính của các công ty hay không? Điều này có lẽ người ngoài cuộc không ai biết được, và cũng không ai dám tin tưởng.

Vì vậy việc công bố thông tin một cách chính xác, và các tổ chức chuyên về công bố thông tin của các công ty niêm yết đáng tin cậy là rất quan trọng cho TTCK Việt Nam hiện nay. Các công ty cũng phải xem việc công bố thông tin hoạt động của công ty mình như là một hoạt động đánh bóng tên tuổi cho công ty của mình. Có như vậy thì TTCK Việt Nam mới phát triển lành mạnh và không làm mất lòng tin của các NĐT

Lý thuyết trò chơi và sự cứu rỗi của truyện cổ tích

Bài viết của TS. Đinh Thế Phong, Bộ Khoa học - Công nghệ .
Lòng tham, tính duy lý (rationality), sự ích kỷ là những điều kiện cần nhưng chưa đủ cho sự phồn thịnh bền vững của nền kinh tế thị trường. Để có nền kinh tế thị trường hoàn thiện còn cần cả sự tử tế, lòng khoan dung, thậm chí cả tính vị tha và sự quan tâm tới đồng loại như trong các truyện cổ tích.Đây không phải là sự răn bảo của các nhà luân lý-đạo đức mà là kết quả tính toán mô phỏng các tình huống trong lý thuyết trò chơi (game theory).

Trò chơi “kẻ thắng, người thua” Lý thuyết trò chơi nghiên cứu hành vi của hai hoặc nhiều người trong các tình huống khi quyền lợi của họ mâu thuẫn nhau. Ở đây, trò chơi gồm hai loại: loại “kẻ thắng, người thua” (hay “Tổng bằng không” - Zero-Sum-Game) và loại “Tổng không bằng không” - Non-Zero-Sum-Game).Trong loại đầu, phần “được” của người này là phần “mất” của người khác; tức là, khi cái bánh phúc lợi của xã hội, thị trường có tổng không đổi và ai cũng muốn chiếm phần to nhất có thể.
Trong loại sau, có thể các người chơi cùng có lợi khi họ hợp tác với nhau để cùng gia tăng tổng phúc lợi; tức là, cái bánh phúc lợi có thể to ra khi có sự hợp tác giữa các người chơi.Tuy nhiên, người chơi không phải lúc nào cũng tiên lượng được nước đi của đối thủ. Năm 1984, R. Axelrod đã nghiên cứu về cạnh tranh và hợp tác và các điều kiện của nó. Các phát hiện của ông giúp tìm ra cách hành xử tối ưu để tạo ra sự hợp tác trong thị trường, xã hội, làm cái bánh phúc lợi chung to ra. Giả thiết của ông là: các người chơi đều hành động vì quyền lợi cá nhân và không bị bắt buộc phải hợp tác.Ông đã tiến hành các tính toán mô phỏng hai tình huống “Tiến thoái lưỡng nan của người tù” và “Bi kịch của đồng cỏ nhà chung” khi mà người chơi có hai lựa chọn: Hợp tác (Cooperation) và Bất hợp tác (Defection).
Người chơi đưa ra quyết định mà không biết đến quyết định của đối thủ. Bất hợp tác luôn mang lại điểm số cao hơn hợp tác.
Sự “tiến thoái lưỡng nan” là ở chỗ: nếu cả hai cùng bất hợp tác thì kết quả chung sẽ thấp hơn khi cả hai hợp tác. Kết quả mô phỏng cho thấy: chiến lược “Ăn miếng, trả miếng” là tối ưu; trong đó, người chơi luôn hợp tác ở nước đi đầu tiên và sau đó, hành động đúng như đối thủ đã hành động ở nước đi trước.Axelrod nêu ra bốn đặc tính nổi trội của chiến lược này là:

  • 1) Tránh mâu thuẫn bằng cách luôn hợp tác khi đối thủ cũng hợp tác;
  • 2) Khả năng khiêu khích khi có sự bất hợp tác không được báo trước của đối thủ;
  • 3) Tha thứ đối với sự bất hợp tác;
  • 4) Tính rõ ràng trong hành vi để đối thủ có thể thích ứng với cách thức hành động của mình.

Điều lý thú của các khám phá này là: Sự hợp tác thực sự có thể xuất hiện trong cuộc chơi giữa các người chơi ích kỷ mà không cần đến sự bắt buộc của nhà chức trách. Sự hợp tác đòi hỏi các người chơi có cơ hội đủ lớn để gặp lại nhau; vì vậy, họ sẽ phần nào hành động hướng tới tương lai thay vì chỉ cho quyền lợi trước mắt. Tính duy lý thuần túy; Các “bài giảng luân lý”; Tiến hóa của sự hợp tác Axelrod đưa ra một số nguyên tắc để đạt điểm tối ưu trong hai tình huống trên là:

1. “Đừng ghen tị”: Người ta thường hành động theo trường hợp “Tổng bằng không”, tức là người khác “được” thì tức là mình “mất”. Nhưng trong cuộc sống, thị trường ngày nay lại chủ yếu là các mối tương tác theo trường hợp “Tổng không bằng không”, tức là có thể chúng ta cùng “được” (tuy nhiều ít có thể khác nhau).Việc người so sánh thành công của mình với thành công của người khác dẫn đến tính ghen tị. Ghen tị làm người ta muốn giành lại các thành công mà người khác đã đạt được (vì cho rằng đó là phần “mất” của mình). Sự giành lại chỉ đạt được qua sự bất hợp tác. Anh bất hợp tác thì tôi cũng bất hợp tác và người ta rơi vào vòng luân hồi trừng phạt lẫn nhau.
Vì vậy, lòng ghen tị mang tính tự hủy diệt cho xã hội, thị trường. So sánh thành công của mình với thành công của người chỉ có lợi khi mục đích của chúng ta là hủy diệt nhau. Điều nên làm hơn là: so sánh thành công của mình với người khác nếu họ ở trong hoàn cảnh của mình.Trong cuộc chơi “Tổng không bằng không”, người ta có thể tăng thành công của mình mà không nhất thiết phải “được” hơn người khác. Điều này càng đúng hơn trong các cuộc chơi với nhiều người tham gia, như trong một xã hội, một thị trường. Khi trò chơi được lặp lại nhiều lần, “được” của người khác thực ra cũng là điều kiện tiên quyết để bạn kiếm điểm cho chính mình.

2. “Hãy là người tử tế”: Lý thuyết và kết quả tính toán đều cho thấy: Sự hợp tác luôn có lợi khi đối thủ cũng hợp tác. Đặc biệt, tử tế chính là đừng bao giờ bất hợp tác trước.

3. “Anh sao, tôi vậy”: Sự thành công tuyệt đối của chiến lược “Ăn miếng, trả miếng” cho thấy phải luôn biết đáp trả. Sau khi hợp tác ở nước đi đầu tiên, ta làm đúng cái mà đối thủ vừa làm.

4. “Đừng quá khôn ngoan”: Trong các tình huống trên, người chơi dễ trở nên “quá khôn ngoan” khi họ suy đoán các bước đi, hành vi của đối thủ. Vấn đề thứ nhất nảy sinh ở đây là: các suy đoán có thể sai. Ngoài ra, khi ta “khôn ngoan” thì hành vi của ta có thể làm đối thủ thay đổi hành vi của mình.Sai lầm khi suy đoán là coi những hành động của người chơi khác là một đại lượng không đổi, như vậy, họ không xem xét các tác động qua lại khi các người chơi liên tục biến đổi để thích ứng với tình huống. Khi dùng chiến lược ăn miếng trả miếng phải thể hiện mình thật rõ ràng để các người chơi khác hiểu mình được chính xác.Ngược lại, chiến lược ăn miếng trả miếng làm những người chơi khác hiểu chính xác các động thái và tiên đoán đúng hành vi của mình trong tương lai. Khi đó, họ sẽ hiểu rằng: chiến lược tốt nhất trong tình huống ăn miếng trả miếng là hợp tác với nó.Nếu trò chơi còn tiếp diễn ít nhất một bước nữa, chiến lược tối ưu là hợp tác ngay từ bây giờ nhằm nhận lại được ngay sự hợp tác của đối thủ trong bước đi tiếp theo.

5. Muốn tăng sự hợp tác, hãy làm cho mọi người quan tâm đến phúc lợi của người khác: Các tính toán mô phỏng đưa đến các suy luận có vẻ như không tưởng: Vì chính quyền lợi của mình, các cá nhân ích kỷ sẽ trở nên tử tế, tha thứ và không còn ghen tị. Và, kết luận quan trọng nhất là: những người tử tế sẽ là những người thắng lợi trước tiên. Làm gì để tạo ra nhiều tình huống “Tổng không bằng không”? Khi con người tạo ra những thị trường, “cuộc chơi” với ngày càng nhiều người tham gia, hợp tác với nhau và khi họ tạo ra, sử dụng càng nhiều công nghệ, thì tạo ra càng nhiều các cuộc chơi “Tổng không bằng không”.Con người tạo ra công nghệ, các thể chế, các khế ước xã hội. Qua đó, làm cho họ tương tác, hợp tác với nhau trong các “trò chơi”, thị trường mới với quy mô ngày càng lớn và tạo ra càng nhiều phúc lợi cho càng nhiều người. Nền kinh tế toàn cầu với số người tham gia hơn hẳn so với nền kinh tế khu vực, quốc gia. Internet, thị trường chứng khoán... là công cụ tạo ra hoặc hỗ trợ những cuộc chơi, thị trường mới với ngày càng đông người tham gia.Công nghệ ở đây bao gồm công nghệ truyền thống như máy móc, phần mềm... và các “hậu công nghệ” (metatechnologies) như khoa học, hiến pháp, ngân hàng... Cuộc chơi “Tổng không bằng không” có lợi cho xã hội, môi trường, giúp loài người vượt qua trở ngại. Các công nghệ và hậu công nghệ tạo ra sự chuyển dịch: tập trung hóa và/hoặc phi tập trung hóa của cải và quyền lực. Đổi mới, sáng tạo, thương thuyết, chính trị giúp tạo ra, duy trì, phát triển các cuộc chơi “Tổng không bằng không”. Việc phát minh, hoàn thiện, nhân rộng các cuộc chơi này là thước đo sự tiến hóa của loài người ngày càng có ý thức và chủ động hơn.

* Bài viết trên thể hiện quan điểm của tác giả được đăng trên VNEconomy.vn

Sự "khốn nạn" trong kinh doanh tại Việt Nam (phần 1)

Nhân chuyện Ngân hàng chuẩn bị thu phí khi sử dụng thẻ
ATM . Tôi mạo muội bàn một chút về sự " khốn nạn " trong kinh doanh tại Việt Nam .
Lịch sử của sự khôn vặt ?
Người phương Đông chúng ta có câu " vi phú bất nhân " . Tức trong xã hội cổ , làm giàu chỉ để hưởng thụ , mua chức tước , và cất của vào kho , chôn lại xuống đất lưu lại cho con cháu là việc không đáng khuyến khích ; mà ở thời này thừa nước đục thả câu , làm giàu mà không tốn mồ hôi nước mắt thì quả là bất nhân .
Và nghi ngờ này không có chi là "oan uổng " lắm . Cái "lanh mưu " của dân Việt lâu nay vốn được đúc kết hàng ngàn năm cùng với sự giao thoa văn hóa với bác Tàu ngàn năm đô hộ làm cho cái ranh mãnh ngày càng thêm lão luyện .
Văn hóa chợ búa truyền thống
Đi ra chợ mua hàng , bạn luôn luôn phải đề phòng sự nói "thách" của các chủ cửa hàng . Và mặc nhiên , bạn phải trả giá xuống thấp hơn giá chủ cửa hàng "niêm yết" miệng . Nhiều khi bạn phải trả giá xuống còn một nửa với giá được "niêm yết" ... Tôi thấy lạ lẫm là người ta coi cái việc thiếu văn hóa trong kinh doanh đó là chuyện đương nhiên . Là cái tất nhiên của buôn bán ....
Bạn đừng vội vàng tin rằng món hàng bạn cầm trên tay là món hàng tốt nhất và giá hời nhất có thể . Vì 99% là bạn bị lừa ....
Hàng hóa kém chất lượng , hàng đểu , hàng nhái tràn ngập ... nhưng bạn có thể phải mua nó với giá gấp đôi giá thực ... Khi biết được điều này , bạn chặc lưỡi cho qua ....buông xuôi một câu : "con buôn mà !" .... Và dần dần nó tạo ra trong tiềm thức bạn là phải "lừa đảo" , "lanh mưu" mới giàu được ....
.... và "len" vào văn hóa Công ty
Cái chuyện lừa đảo ngoài chợ lại được tận dụng khá triệt để trong chuyện kinh doanh của các Công ty . Nơi mà tượng trưng cho sự cao nhất về văn hóa kinh doanh của lòai người .
Khỏi cần phải nói vòng vo nhiều , cái
vụ nước tương chứa chất gây ung thư 3-MCPD làm người tiêu dùng hoang mang trong suốt mấy tháng liền vào khoảng tháng 5/2007 . Cái hàng hóa đểu thế mà các ông giám đốc vẫn tự hào mình là người có trách nhiệm với xã hội với cộng đồng . Khi đã không còn gì giải thích được . Bèn quay sang giải thích vì làm kiểu truyền thống không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng ... nên sản xuất kiểu "khoa học " này nhanh hơn và "kinh tế" hơn . Và cũng cần phải nói thêm Chinsu đã từng bị EU " thổi còi" về cái vụ nước tương có chứa chất ung thư nhưng ông giám đốc này giải thích do mỗi nước có mỗi tiêu chuẩn khác nhau .... Chúng tôi đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu của tiêu chuẩn Bộ y tế VN . Bộ EU là người , còn Việt Nam là "súc vật" chắc ... nên không cần dùng loại nước tương sạch .
Sau vụ này , mấy ông nước tương rình rang về cái sản phẩm mình không có chât ung thư và tổ chức cuộc thi rầm rộ mà giải thưởng lên đến .... 1 tỉ đồng cho ai tìm ra chất gây ung thư trong sản phẩm ....
Chưa quên cái
vụ sữa tươi làm từ sữa bột hoàn nguyên ... làm người tiêu dùng cảm thấy mình quá thấp cổ bé họng . Cứ tưởng làm ra nhiều tiền thì mua sữa tươi về uống cho thêm dinh dưỡng ... không ngờ nó được làm từ sữa bột , dầu cọ và thêm chút sữa tươi cho có mùi vị .... Sau này , mấy ông Giám đốc còn đổ lỗi cho "con bò" ..... tội nghiệp ...
Xem tiếp phần 2

Vì sao những người đang nắm giữ cổ phiếu hiện nay nên "phòng thủ"?

Quan sát tình hình giao dịch trên sàn chứng khoán Tp Hồ Chí Minh những phiên gần đây ta thấy xu hướng chung là thị trường đi xuống với khối lượng cổ phiếu giao dịch rất thấp, KLGD ngày 3/2/2008 là 1.089.770 cổ phiếu. Những nhà đầu tư, hay đầu cơ không còn háo hức muốn mua cổ phiếu mà chỉ muốn đẩy đi tất cả các cổ phiếu mà mình đang nắm giữ với bất kì giá nào. Tuy nhiên khá nhiều cổ phiếu lại không có người mua, hoặc mua với lượng rất thấp nhằm đẩy giá cổ phiếu xuống giá sàn. Thống kê phiên ngày 3/2/2008 thì có đến 37/154 loại cổ phiếu chỉ dưới 100 cổ phiếu giao dịch. Nếu kể đến các loại cổ phiếu không giao dịch, hoặc chỉ giao dịch ít dưới 200 cổ phiếu thì nhiều hơn. Hiện tượng này không chỉ xảy ra trong phiên này, mà nó đã xuất hiện ở nhiều phiên giao dịch trước đó.
Như vậy ta thấy đối với các loại cổ phiếu này, gần như 100% lệnh bán ra đều không được thực hiện. Vậy sao ta không nhìn nhận lại sự việc, liệu việc ồ ạt bán ra cổ phiếu đang nắm giữ với giá sàn có lợi gì cho chúng ta, hay chỉ đem lại cho những người muốn mua được cổ phiếu với giá càng rẻ càng tốt. Hãy nghĩ đến một ngày nào đó, khi thị trường phục hồi, tất cả lệnh bán đều được thực hiện, lệnh mua được đặt ra ồ ạt, thì những người đã bán được cổ phiếu ở phiên hôm đó sẽ hối tiếc như thế nào. Lúc này có muốn mua cũng sẽ không được. Trên bảng điện tử cũng sẽ giống như ngày hôm nay, nhưng sẽ đổi từ cột dư bán sang cột dư mua.
Kịch bản TTCK sẽ đổi chiều đột ngột như vậy thiết nghĩ không phải là một kịch bản không có thật. Tình hình đi xuống hiện nay của thị trường không phải là do sự mất cân đối giữa cung và cầu. Mà thực chất là do niềm tin, sự kì vọng của các nhà đầu tư về sự lên giá của cổ phiếu đang bị giảm sút nghiêm trọng. Một số NĐT có thể đã rút tiền ra khỏi TTCK để mua vàng và USD. Nhưng vàng và USD thích hợp để lưu trữ giá trị đồng tiền hơn là để đầu cơ kiếm lời. Có lẽ đây là xu hướng chung của mọi người trong thời kì lạm phát gia tăng nhưn hiện nay. Nhưng xu hướng này sẽ nhanh chóng bị dập tắt khi thị trường có dấu hiệu hồi phục.
Đến khi niềm tin của các NĐT được phục hồi, TTCK chắc chắn sẽ phục hồi, và phục hồi mạnh. Việc đó chỉ là vấn đề thời gian sẽ lâu hay mau mà thôi. Vì vậy các NĐT hiện nay nên cố gắng kiên trì, không nên vội vã bán ra mà phải hối tiếc. Hoặc nếu bán, thì chỉ bán với giá trần. Khi đó, nếu không có người nào mua thì chắc chắn cổ phiếu sẽ được khớp với giá trần, vì sẽ có những lệnh lô nhỏ để được khớp lệnh. Sau này, khi có sự thay đổi về biên độ, lúc đó hãy suy nghĩ đến những biện pháp khác để có lợi cho mình.
Trên đây là một số suy nghĩ vực lại giá cho các loại cổ phiếu có KLGD rất thấp, hoặc số NĐT muốn mua, hay để ý đến nó thấp trong thời kì hiện nay. Còn với các cổ phiếu có KLGD nhiều sẽ không có tác dụng.

Thứ Ba, 3 tháng 6, 2008

Bán vé xe trực tuyến : Khả thi ?


Chuyện chiếc vé máy bay điện tử không còn xa lạ gì với cộng đồng mạng Việt Nam . Nhưng vé xe xe khách điện tử có thực sự là một bài toán dễ giải đối với hoàn cảnh xã hội hiện nay .
Phương thức truyền thống
Tỉ như bạn đang có nhu cầu đi từ Đà Nẵng vào Sài Gòn . Bạn có thể lựa chọn nhiều phương thức để đi như máy bay , tàu hỏa .... Giả định bạn chọn phương tiện xe khách để di chuyển . Bạn có 2 cách để đi
1. Ra đường Quốc lộ 1A , gặp xe nào đi xe đó . Ưu điểm giá rất rẻ nhưng chất lượng không đảm bảo như cảnh nhồi nhét khách ....
2. Bạn chọn một hãng xe có thương hiêu như Mai Linh , Phương Trang .... Bạn có thể làm hai cách để mua vé :
* Đến văn phòng bán vé mua trực tiếp ( bất tiện cho những ai bận rộn )
* Gọi điện thoại đặt vé ( cô nhân viên tổng đài hơi gắt giọng nếu hỏi quá nhiều .....)
Hai cách này , bạn đều không thể thấy được loại xe bạn sắp đi . Cũng như chính sách cơm ăn , phục vụ ... trên toàn chuyến như thế nào ? Quan trọng hơn bạn không được tham khảo giá của nhiều hãng xe khác nhau cũng như chất lượng bên nào vượt trội hơn .
Website bán vé xe trực tuyến
Đây là một website chuyên thông tin về các hãng xe khách , chính sách phục vụ , và có cả phần đặt vé trực tuyến . Tiện ích của Website này là bạn có thể so sánh giá và xem đánh giá chất lượng thông qua những lời phàn nàn của khách sau chuyến đi .
Rất đơn giản , vài động tác click bạn có thể biết mình nên đặt vé của hãng nào . Và hình dung được chuyến đi của mình sẽ như thế nào ? Sẽ nghỉ tại nơi nào ..... Và sẽ tránh được những phiền toái từ nhân viên trực tổng đài .
Sự khả dụng của Website dường như chưa đủ để thuyết phục bạn đặt vé tại Website nhưng Website luôn có nhiều cách để "lôi kéo" bạn . Ngay cả khi phương thức điện thoại tiện lợi hơn phương thức Click này .
1 -Đặt vé như thế nào ?
Truy cập vào Website , bạn chỉ cần click vào mục đặt vé sau đó tìm vé , chuyến đi , hãng xe ... sau khi đồng ý . Bạn chỉ cần ghi lại họ tên và CMND người đi , số điện thoại liên lạc ... Và đừng quên chuyển tiền và tài khoản mật định . Như vậy , đã xong ! Nếu cẩn thận bạn có thể gọi điện cho tổng đài sẽ xác nhận lại vé cho bạn .
Khi đi , bạn chỉ cần mang CMND là đủ nếu có thể bạn có thể in tờ thông tin đặt vé trên Website .
2-Trách nhiệm Website
Website có trách nhiệm chuyển thông tin đặt vé này cho hãng xe khách và giữ chỗ cho bạn nếu thủ tục đặt vé hoàn tất . Cũng như đứng ra giải quyết khiếu nại trên toàn chuyến đi của bạn nếu trục trặc xảy ra .
Và thông tin sớm cho khách hàng về những chương trình khuyến mãi .
3- Hãng xe khách
Sau khi nhận được thông báo từ Website . Hãng xe có trách nhiệm đưa đón và giữ chỗ đã đặt thông qua một phần mềm chuyển giao từ Website .
Thông tin đến khách hàng những thông tin sớm nhất về chương trình khuyến mãi của Công ty .
Khó khăn và thách thức
- Công cụ thanh toán trực tuyến tại Việt Nam chưa phát triển mạnh và chưa hoàn thiện .
- Tâm lí e ngại bị lừa của người tiêu dùng trên mạng internet .
- Chất lượng không đảm bảo bởi các hãng xe .

Thương mại điện tử ?

Thương mại điện tử là gì ?
Thương mại điện tử (còn gọi là thị trường điện tử, thị trường ảo, E-Commerce hay E-Business) là quy trình mua bán ảo thông qua việc truyền dữ liệu giữa các máy tính trong chính sách phân phối của tiếp thị. Tại đây một mối quan hệ thương mại hay dịch vụ trực tiếp giữa người cung cấp và khách hàng được tiến hành thông qua Internet. Hiểu theo nghĩa rộng, thương mại điện tử bao gồm tất cả các loại giao dịch thương mại mà trong đó các đối tác giao dịch sử dụng các kỹ thuật thông tin trong khuôn khổ chào mời, thảo thuận hay cung cấp dịch vụ
Tại Việt Nam , Internet xuất hiện cách đây khoảng 10 năm nhưng tốc độ phát triển người dùng cực nhanh . Nhưng việc ứng dụng thương mại điện tử vào trong kinh doanh dường như không được thành công như những tiện ích vốn có của nó .
Việt Nam đã thất bại trong ứng dụng thương mại điện tử ?
Điều này hoàn toàn sai lầm khi nhận định như vây ! Vì chuyện thành công này thuộc về tương lai ..... Và một điều hiện tại rằng ... thương mại điện tử Việt Nam vẫn có một phân khúc thị trường riêng của nó .
Nhưng chúng ta chưa có một thương hiệu mạnh về nhãn hiệu internet . Những cái tên được xướng lên như chodientu.com , vatgia.com ,chotroi.com.vn .... nhưng nó chưa thực sự là một nhãn hiệu đúng nghĩa ....
Nguyên nhân nào ?
- Và một điều quan trọng nữa là công cụ thanh toán trực tuyến chưa thực sự hoàn mỹ .
- Bên cạnh đó , truyền thông lại đưa quá nhiều thông tin về lừa đảo đảo qua mạng và cái cách nói của giới truyền thông giống hệt như chuyện "cướp " trên mạng dễ hơn trở bàn tay . Dẫn đến tâm lí e ngại cho người tiêu dùng .
- Tâm lí thích nhìn thấy và sờ được vào món hàng muốn mua .
- Có cơ hội sẽ lừa nhau ....
Và rất nhiều nguyên nhân khác ...

Hotels in Saigon  Hotels in Phan Thiet Hotels in Dalat